Truyền giáo và ngoại giao Người_châu_Âu_ở_Trung_Quốc_thời_Trung_Cổ

Nhà thám hiểm kiêm tổng giám mục người Ý Giovanni da Pian del Carpine và thầy dòng kiêm lữ khách người Ba Lan Benedykt Polak là những đặc sứ đầu tiên được Giáo hoàng Innocent IV cử đến Karakorum vào năm 1245.[68][69] Pian del Carpini từng viết cuốn Ystoria Mongalorum kể lại hành trình của ông và sơ lược lịch sử về người Mông Cổ.[70][71] Các nhà truyền đạo Công giáo sớm hình thành một sự hiện diện đáng kể ở Trung Quốc nhờ chính sách khoan dung tôn giáo của người Mông Cổ, mà trong đó không thể không kể đến công lao to lớn của Hãn và sự khuyến khích cởi mở đối với sự phát triển thương mại, cũng như tri thức mới mẻ. Nhà sử học người Anh thế kỷ 18 Edward Gibbon có nhận xét về chính sách khoan dung tôn giáo của người Mông Cổ và đi sâu hơn khi so sánh "luật tôn giáo" của Thành Cát Tư Hãn với những ý tưởng tương đương đồng do nhà triết học người Anh thời Khai sáng John Locke đưa ra.[72]

Góa phụ của Quý DoHải Mê Thất cai trị Đế quốc Nguyên Mông với tư cách là nhiếp chính từ năm 1249 đến năm 1251.[73] Năm 1250, các đại sứ Pháp gồm André de Longjumeau, Guy de Longjumeau và Jean de Carcassonne đến thăm triều đình của bà tọa lạc dọc theo sông Emin (giáp biên giới Kazakh - Trung Quốc). Họ đại diện cho hoàng đế Pháp Louis IX tặng quà cho bà và đề nghị liên minh quân sự.[74] Hoàng hậu Hải Mê Thất xem những món quà đại sứ tặng là triều cống, và nhờ họ gửi quà đáp lễ tới nước Pháp. Bà còn gửi cho nhà vua Pháp lá thư yêu cầu ông phải phục tùng như chư hầu.[75]

Năm 1279, nhà truyền giáo dòng Phan Sinh Giovanni da Montecorvino[76] thừa lệnh Giáo hoàng Nicholas III đến Trung Quốc.[77][78] Montecorvino đến Trung Quốc vào cuối năm 1293,[79] sau đó ông dịch Tân Ước sang tiếng Mông Cổ và cải đạo 6000 người (có lẽ chủ yếu là người Alan, người Turk và người Mông Cổ hơn là người Hán). Ông đồng hành cùng với ba giám mục (Andre de Perouse, Gerard Albuini và Peregrino de Castello) và được Giáo hoàng Clement V tấn phong làm tổng giám mục Bắc Kinh vào năm 1307.[68][79] Một cộng đồng người Armenia ở Trung Quốc mọc lên trong thời kỳ này và Giovanni da Montecorvino đã cải đạo họ sang Công giáo.[80][81] Sau khi Montecorvino qua đời, Giovanni de Marignolli được phái đến Bắc Kinh để trở thành tổng giám mục mới từ năm 1342 đến năm 1346 nhằm duy trì ảnh hưởng của Cơ đốc giáo trong khu vực.[79][82][83] Mặc dù Marignolli không được nhắc đến bằng tên trong Nguyên sử nhưng được sử liệu ghi lại là "người Frank" (Fulang) từng tặng cho triều đình Đế quốc Nguyên Mông một con chiến mã oai vệ làm triều cống.[79]

Vào ngày 15 tháng 3 năm 1314, vụ ám sát Francis de Petriolo, Monaldo da Ancona và Anthony Cantoni xảy ra ở Trung Quốc.[84] Nối tiếp là vụ giết hại giám mục James ở Tuyền Châu vào năm 1362. Những người tiền nhiệm của James là Andrew, Peregrinus và Gerard.[85]

Thầy tu dòng Phan Sinh Odorico Mattiussi đến Trung Quốc[83] để thăm các anh em tu sĩ ở Hàng Châu, Chương Châu[86] từ năm 1304 đến năm 1330,[87] mặc dù trong năm 1330 ông về lại châu Âu trước tiên.[68] Ông có đề cập đến những tu sĩ dòng Phan Sinh ở Trung Quốc trong các ghi chép gọi là Intineraria.[88][89]

Năm 1333, Giáo hoàng John XXII chính thức chọn Nicolaus de Bentra để thay thế Giovanni da Montecorvino.[33][90] Tuy nhiên, có nhiều phàn nàn về sự vắng mặt của tổng giám mục vào năm 1338.[91][92] Thỏa Hoan Thiết Mộc Nhĩ (hoàng đế cuối cùng của Nhà Nguyên ở Trung Quốc trước khi họ rút về Mông Cổ để lập nên triều đại Bắc Nguyên) đã gửi gửi một đoàn đại sứ bao gồm người Ý gốc Genova đến Giáo hoàng Benedict XII vào năm 1336 nhằm yêu cầu một tổng giám mục mới.[93] Giáo hoàng hồi đáp lại bằng cách cho truyền công sứ và lãnh đạo giáo hội đến Khanbaliq vào năm 1342, trong đó có Giovanni de Marignolli.[68][93]

Năm 1370, sau khi Nhà Nguyên sụp đổ và Nhà Minh được hình thành, Giáo hoàng cử một hội truyền giáo mới đến Trung Quốc. Trong đoàn có nhà thần học Guillaume du Pré làm tổng giám mục mới cùng với 50 tu sĩ dòng Phan Sinh. Tuy nhiên, hoàng đế Chu Nguyên Chương không chấp nhận việc truyền đạo.[94] Vào tháng 9 năm 1371, ông nhờ một người châu Âu ở Trung Quốc tên là Niết Cổ Luân (捏古倫)[95][96][97] gửi lá thư ngoại giao đến Đế quốc Đông La Mã.[98] Ioannes V Palaiologos là hoàng đế Đông La Mã vào thời điểm Hồng Vũ Đế gửi thư.[99] Nội dung bức thư tuyên bố cho hoàng đế Đông La Mã biết về việc Nhà Minh là triều đại mới thành lập.[33] Theo nhà Hán học Emil Bretschneider (1888) thì giám mục Khanbaliq Nicolaus de Bentra và Niết Cổ Luân là cùng một người.[100][101] Gần đây hơn, Edward N. Luttwak (2009) cũng cho rằng Nicolaus de Bentra và thương gia Niết Cổ Luân cũng là một người.[102]

Thầy dòng William của Parto, Cosmas và Giovanni de Marignolli là một trong những giáo sĩ Công giáo ở Trung Quốc.[103] Michel Le Quien (1661 – 1733) có ghi chép lại tên của những giám mục và tổng giám mục tiền nhiệm ở Khanbaliq trong cuốn Oriens Christianus.[104][105]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_châu_Âu_ở_Trung_Quốc_thời_Trung_Cổ http://www.startribune.com/entertainment/art/79576... http://www.fordham.edu/halsall/eastasia/romchin1.h... http://nrs.harvard.edu/urn-3:hlnc.essay:YangJ.Hell... http://depts.washington.edu/uwch/silkroad/texts/we... http://www.christusrex.org/www1/ofm/fra/FRAht04.ht... http://www.doaks.org/publications/doaks_online_pub... //doi.org/10.1017%2F9781316335567.004 http://www.fides.org/en/news/25844-ASIA_CHINA_Fran... http://www.newadvent.org/cathen/03669a.htm //www.worldcat.org/issn/0307-1235